Bếp hồng ngoại đang trở thành lựa chọn phổ biến trong các gia đình hiện đại nhờ khả năng nấu nướng nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, như mọi thiết bị khác, bếp hồng ngoại cũng gặp phải 10 lỗi phổ biến trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này, SAKURA Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về 10 lỗi thường gặp nhất của bếp hồng ngoại khi sử dụng, cùng nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục để giúp bạn sử dụng bếp một cách hiệu quả và an toàn hơn.
Lỗi E0: Nồi, chảo không tương thích với bếp
Nguyên nhân: Xảy ra khi bếp hồng ngoại không thể nhận diện được nồi, chảo vì đáy của nồi, chảo không tương thích, có kích thước quá to hay quá nhỏ so với vùng nấu của bếp. Lỗi E0 còn do nồi, chảo đang bị đặt lệch sang một bên, không tiếp xúc hoàn toàn với vùng nấu hồng ngoại.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E0 trên màn hình led kèm theo tiếng bíp ngắt quãng.
Cách khắc phục:
- Bạn hãy điều chỉnh lại vị trí của nồi, chảo nếu phát hiện đáy nồi đang đặt lệch ra khỏi vùng nấu của bếp. Từ đó bếp sẽ tự động nhận diện và bắt đầu đun nấu như bình thường.
- Bạn nên thay thế dụng cụ nấu vừa vặn hơn với đường kính của vùng nấu (dao động từ 16 – 26cm) tùy từng model bếp hồng ngoại, trong trường hợp đáy nồi chảo có kích thước quá to hoặc quá nhỏ.
Lỗi E1, E2: Lỗi cảm ứng nhiệt
Nguyên nhân: Xảy ra khi bếp hồng ngoại quá nóng vì đun nấu lâu và gia nhiệt liên tục ở mức công suất lớn, khiến bộ phận tản nhiệt không kịp làm mát bề mặt cũng như các linh kiện bên trong bếp. Lúc này, hệ thống cảm ứng nhiệt sẽ đưa ra cảnh báo quá nhiệt để không làm hỏng bếp hay gây nguy cơ cháy nổ. Tùy từng hãng sản xuất hoặc model bếp khác nhau mà màn hình sẽ báo lỗi E1 hoặc E2.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E1 hoặc E2 trên màn hình led và bếp tự động ngừng hoạt động.
Cách khắc phục:
- Bạn nên tắt bếp hồng ngoại ngay và để bếp nghỉ từ 10 – 30 phút. Lưu ý là chỉ tắt bếp, không rút dây nguồn để quạt gió tiếp tục hoạt động và thổi khí nóng trong bếp ra ngoài.
- Lấy hết nồi chảo ra khỏi mặt bếp để gia tăng hiệu quả làm mát.
- Nếu đã quá 30 phút mà màn hình vẫn hiện lỗi E1, E2 nên kiểm tra xem quạt thông gió của bếp có bị hỏng hóc, bị kẹt hay các khe thông gió có đang bám bụi bẩn, dị vật hay không. Nếu có, hãy vệ sinh hoặc gọi thợ sửa chữa thay mới ngay, giúp bếp làm nguội nhanh hơn.
Lỗi E3: Quạt tản nhiệt bị hỏng
Nguyên nhân: Quạt tản nhiệt của bếp hồng ngoại bị hư như nứt gãy, bị kẹt,… khiến quá trình tản nhiệt bị gián đoạn, làm bếp quá nóng và khiến các linh kiện điện tử bên trong bếp hỏng hóc.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E3 nhấp nháy trên màn hình led và bếp không thể sử dụng được.
Cách khắc phục: Bạn nên tắt bếp sau đó mang đến trung tâm bảo hành hoặc gọi thợ sửa chữa đến kiểm tra và thay quạt mới để bếp hoạt động trở lại.
Lỗi E4: Điện áp quá thấp
Nguyên nhân: Nếu nguồn điện áp trong khu vực bạn sinh sống thấp hơn mức 170V hoặc nguồn điện gia đình bạn thường chập chờn, gặp trục trặc, nhất là trong những khung giờ cao điểm sử dụng điện thì bếp hồng ngoại sẽ hiển thị lỗi E4.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E4 nhấp nháy trên màn hình led và bếp không hoạt động.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp trước, sau đó kiểm tra nguồn điện đi vào bếp xem điện áp có ổn định hay không.
- Không sử dụng quá nhiều thiết bị cùng lúc trong khi nấu nướng, nhất là vào các khung giờ cao điểm. Nên chuẩn bị cho bếp hồng ngoại một ổ cắm riêng để bếp hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn.
- Nên thường xuyên kiểm tra độ ổn định của nguồn điện và sử dụng máy ổn áp 220V nếu nguồn điện tại nhà hay bị chập chờn.
Lỗi E5: Điện áp quá cao
Nguyên nhân: Dòng điện quá cao (trên 260V) so với điện áp định mức của bếp hồng ngoại, khiến bếp bị quá tải và báo lỗi E5.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E5 nhấp nháy trên màn hình led, đồng thời bếp ngưng hoạt động.
Cách khắc phục:
- Bạn cần tắt bếp, kiểm tra lại nguồn điện vào bếp xem điện áp có đang cao hơn định mức hay không.
- Sử dụng ổn áp 220V để ổn định nguồn điện đi vào bếp.
- Bạn nên rút nguồn và đem sản phẩm tới trung tâm bảo hành nếu đã thử 2 cách trên mà lỗi E5 vẫn còn xuất hiện.
Lỗi E6: Nhiệt độ trong bếp quá cao
Nguyên nhân xảy ra lỗi: Do nhiệt độ thực tế bên trong bếp hoặc bề mặt vùng nấu hồng ngoại đang quá cao so với ngưỡng cảm biến nhiệt định mức mà bếp có thể chịu được. Điều này khiến bộ phận tản nhiệt của bếp quá tải, trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt và phát sinh ra lỗi.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E6 trên màn hình led, bếp hoạt động chập chờn.
Cách khắc phục:
- Bạn nên tắt bếp ngay lập tức nhưng không rút nguồn và để quạt tản nhiệt hoạt động trong khoảng 30 phút cho tới khi bếp nguội hoàn toàn.
- Bạn cũng có thể kiểm tra xem bộ cảm biến nhiệt của bếp có gặp các vấn đề như bị lỏng dây dẫn, hoạt động chập chờn hay không hoạt động hay không.
Lỗi E7: Lỗi hở mạch điện
Nguyên nhân: Do bếp đang bị hở mạch điện trở. Một số trường hợp như bộ phận cảm biến độ bên của bếp hồng ngoại bị hở mạch hoặc ngắn mạch, các bo mạch, linh kiện bên trong đã cũ, mòn vẹt dẫn tới tình trạng bếp hoạt động không bình thường.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E7 trên màn hình led, bếp không hoạt động.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp bếp ngay và liên hệ thợ sửa chữa hoặc đem bếp tới hãng bảo hành để tiến hành kiểm tra, sửa chữa. Tuyệt đối không tự ý sửa bếp tại nhà.
- Đối với các sản phẩm bếp hồng ngoại SAKURA được phân phối tại Việt Nam, khách hàng hoàn toàn có thể đem bếp tới các trung tâm bảo hành SAKURA Việt Nam trên toàn quốc để được kiểm tra, sửa chữa và thay thế linh kiện chính hãng nhanh chóng, tiện lợi.
Lỗi E8: Lỗi hở điện trở
Nguyên nhân: Do điện trở bị hở, do cảm biến nhiệt bị lỏng hoặc hỏng mạch điều khiển bên trong bếp, khiến người dùng không điều khiển được bếp theo mức nhiệt mong muốn.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E8 trên màn hình led, có tiếng bíp ngắt quãng, bếp không điều khiển được.
Cách khắc phục: Bạn nên đem bếp đến hãng để kiểm tra các linh kiện bên trong bếp và sửa chữa, thay mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp, tuyệt đối không tự ý sửa chữa bếp tại nhà.
Lỗi E9: Mất kiểm soát nhiệt độ bên trong bếp
Nguyên nhân: Báo hiệu cho bạn biết rằng nhiệt độ của vùng nấu hồng ngoại đang bị mất kiểm soát do đèn báo nhiệt hỏng hóc, lỗi hoặc dụng cụ nấu như nồi, xoong, chảo,… có mặt đáy không bằng phẳng.
Dấu hiệu: Xuất hiện lỗi E9 trên màn hình led, có tiếng bíp ngắt quãng.
Cách khắc phục: Bạn nên chọn loại nồi, chảo có đáy bằng phẳng để sử dụng cho bếp hồng ngoại. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra đèn báo nhiệt của bếp có còn hoạt động hay không và thay thế nếu đèn hỏng.
Vì sao bếp hồng ngoại nhấn nút “ON/OFF” không sáng đèn? Cách giải quyết?
Bạn có thể đã gặp 1 trong 2 vấn đề như sau trong trường hợp nhấn nút ON/OFF mà bếp hồng ngoại không sáng đèn:
- Phích cắm của bếp chưa cắm, cắm bị lỏng hoặc bị đứt khiến bếp không vào điện.
- Bảng điều khiển bị liệt nút bấm hoặc nút ON/OFF bị hỏng, khiến bạn không thể thao tác điều khiển dù bếp vào điện.
- Tay bị ướt hoặc dính dầu mỡ khiến bảng điều khiển cảm ứng không nhận diện được.
SAKURA Việt Nam xin gợi ý cho bạn 3 cách xử lý sau:
- Kiểm tra bếp đã cắm điện hay chưa. Nếu chưa cắm hoặc thấy phích cắm đang bị lỏng, bạn hãy cắm lại để bếp vào điện. Nếu đã cắm mà bếp vẫn không lên điện, hãy thử kiểm tra dây điện của bếp có bị nứt, gãy ở đâu hay không và thay dây mới.
- Theo dõi, kiểm tra bếp định kỳ và chủ động gọi thợ sửa hay đem bếp tới trung tâm bảo hành để sửa chữa bảng điều khiển cho bếp.
- Trước khi nhấn nút ON/OFF trên bảng điều khiển cảm ứng của bếp hồng ngoại, cần đảm bảo tay khô ráo, sạch sẽ để bếp nhận diện tay nhanh nhạy hơn.
Bếp hồng ngoại bật tắt liên tục là lỗi gì, làm sao để giải quyết?
Bếp hồng ngoại liên tục tự bật tắt có thể do 4 nguyên nhân phổ biến sau:
- Nồi, chảo không đặt đúng vị trí vùng nấu khiến bếp hồng ngoại không thể nhận diện được đáy nồi và gia nhiệt chập chờn.
- Bếp bị quá nhiệt, dư nhiệt nên có thể đột ngột dừng lại liên tục khi đang nấu do cơ chế cảnh báo được tích hợp sẵn để đảm bảo an toàn.
- Có chất lỏng trên bề mặt bếp hoặc bảng điều khiển bếp gây hiện tượng nhiễu loạn cảm ứng, khiến bếp tự động bật – tắt liên tục.
- Do bo mạch bên trong bếp bị hỏng, đứt hoặc do dây cắm điện bị lỏng, đứt gãy, khiến dòng điện truyền đến bếp không đủ ổn định để bếp hồng ngoại hoạt động như bình thường.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng 4 cách sau:
- Đặt nồi, xoong, chảo vừa vặn với vùng nấu hồng ngoại, không quá to cũng không quá nhỏ so với bếp.
- Nấu nướng ở mức nhiệt vừa phải, phù hợp với từng món ăn, không nên gia nhiệt ở mức công suất lớn trong thời gian dài.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh bếp trước và sau khi sử dụng, đảm bảo bề mặt bếp luôn sạch sẽ và khô thoáng để gia nhiệt ổn định.
- Kiểm tra bếp định kỳ và liên hệ thợ có tay nghề cao để thay thế, sửa chữa linh kiện nếu phát hiện lỗi, hỏng hóc.
Vì sao bếp hồng ngoại không tắt được, cách giải quyết?
Tình trạng này xảy ra bởi 3 nguyên do chính gồm:
- Tắt bếp khi tay ướt, khiến bảng điều khiển không thể nhận diện được ngón tay đang thao tác.
- Chức năng khóa trẻ em, khóa bảng điều khiển đang bật, khiến mọi nút bấm trên bảng điều khiển bếp đều bị vô hiệu hóa, trong đó có cả nút tắt bếp.
- Bo mạch điện tử hoặc bảng điều khiển bị hỏng, không thể thực hiện bất cứ thao tác nào để điều khiển bếp.
SAKURA Việt Nam xin đưa ra 3 lời khuyên như sau, để giúp bạn xử lý tình trạng này:
- Lau khô tay trước khi thao tác nhấn nút điều khiển bếp hồng ngoại, nhất là các dòng bếp có bảng điều khiển cảm ứng.
- Tắt chế độ khoá an toàn khi không có nhu cầu sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì bếp định kỳ để phát hiện lỗi, hỏng hóc sớm và sửa chữa kịp thời.
Vì sao bếp hồng ngoại không điều khiển được, cách giải quyết?
Có 4 nguyên nhân phổ biến sau khiến bếp hồng ngoại không điều khiển được:
- Bề mặt bếp bị bẩn, ướt hoặc dùng bếp trong khi tay đang ướt, khiến các nút điều khiển cảm ứng không thể nhận diện được ngón tay và không thể thực hiện chế độ nấu mà người dùng thao tác lựa chọn.
- Lỗi cảm ứng hoặc mặt kính tại khu vực bảng điều khiển bếp bị nứt vỡ, dẫn tới các nút điều khiển bị đơ, không hoạt động.
- Các chế độ khóa an toàn đang được bật, khiến cho toàn bộ bảng điều khiển bếp hồng ngoại bị vô hiệu hóa.
Bạn có thể áp dụng 4 cách xử lý sau để khắc phục tình trạng trên:
- Thường xuyên lau tay và lau bề mặt bếp, nhất là khu vực bảng điều khiển để loại bỏ nước, dầu mỡ, cặn thức ăn.
- Vệ sinh mặt kính bếp kỹ càng sau mỗi lần nấu, nhất là ở các vùng nấu hồng ngoại bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và khăn mềm. Tuyệt đối không dùng đồ vật sắc nhọn để cạo hay chà rửa bếp.
- Luôn kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt kính bếp và các nút bấm cảm ứng, nếu phát hiện dấu hiệu nứt vỡ hay tình trạng bếp không nhận diện được thao tác nhấn thì nên liên hệ với kỹ thuật viên để được kiểm tra, sửa chữa bếp kịp thời.
- Tắt các chế độ khóa an toàn như khóa trẻ em khi không có nhu cầu sử dụng.
Thông qua bài viết trên, SAKURA Việt Nam đã cùng bạn tìm hiểu 10 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp hồng ngoại bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách giải quyết. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm, hiểu biết để an tâm sử dụng bếp hồng ngoại, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới các sản phẩm bếp hồng ngoại, bạn hãy liên hệ ngay với SAKURA Việt Nam để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ, tư vấn kịp thời nhé!
Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:
- Địa chỉ: Số 30 Trà Khúc, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-28) 3848 7258
- Email: sakurasupport@sakura-vn.vn
- Website: https://www.sakura-vn.vn