Nhiệt độ của bếp từ thường dao động từ 100 – 300 độ C. Mỗi chế độ nấu của bếp từ sẽ có một mức nhiệt nhất định. Nếu biết được phạm vi nhiệt và cách kiểm soát nhiệt độ của bếp từ trong khi nấu, người dùng có thể sử dụng bếp từ một cách an toàn và bền bỉ hơn, đem tới những bữa ăn thơm ngon nóng hổi để gia đình cùng thưởng thức.
Trong bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn đọc nhiệt độ của bếp từ là bao nhiêu, nhiệt độ của bếp từ theo các mức công suất, cách điều chỉnh mức nhiệt cho bếp từ khi nấu và một số câu hỏi liên quan khác. Mời bạn cùng đón đọc! Nhiệt độ của bếp từ bao nhiêu là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm
Nhiệt độ của bếp từ cao nhất là bao nhiêu?
Bếp từ có mức nhiệt độ cao nhất là 300 độ C và thấp nhất là 100 độ C. Tuy nhiên, tùy vào các yếu tố như công suất, thương hiệu, model bếp, số lượng vùng nấu,… mà nhiệt độ của bếp từ cũng sẽ khác nhau. Mỗi dòng bếp sẽ có một phạm vi nhiệt cụ thể riêng. Dùng bếp từ ở mức nhiệt càng cao sẽ rút ngắn thời gian chế biến thức ăn, giúp thực phẩm được nấu chín nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có thể nấu ở mức nhiệt cao vì có thể gây ra cháy khét, làm thức ăn mất đi độ tươi ngon sẵn có.
Chưa kể, nếu liên tục đun nấu ở nhiệt độ cao, bếp từ càng cần tiêu thụ nhiều điện năng hơn để gia nhiệt, về lâu dài vừa gây lãng phí điện vừa làm bếp bị quá tải, hỏng hóc. Do đó, bạn cần lựa chọn mức nhiệt phù hợp với từng món ăn để đảm bảo bếp hoạt động ổn định với mức hiệu suất tốt nhất. Không phải món ăn nào cũng thích hợp dùng mức nhiệt độ cao khi nấu bằng bếp từ.
Nhiệt độ của bếp từ theo các mức công suất
Dựa trên mức công suất, bếp từ hiện nay có 6 mức nhiệt. Dưới đây là bảng tổng hợp mức nhiệt của bếp từ theo công suất và các chế độ nấu tương ứng:
Mức nhiệt của bếp từ | Nhiệt độ tương ứng | Các chế độ nấu của bếp từ |
Nhiệt độ thấp | 100°F (~ 37°C) | Làm nóng nồi, hâm nóng thức ăn |
Nhiệt độ trung bình – thấp | 180°F (~ 82°C) | Nấu nước, đun sôi các loại thức ăn lỏng như canh, súp, nước sốt,… Chế biến thực phẩm nhanh chín như rau, nấm,… |
Nhiệt độ trung bình | 240°F (~ 116°C) | Nấu các món xào, luộc, hấp, rang. Chế biến các món lâu chín như thịt lợn, bò, gà, củ quả như khoai tây, cà rốt,… |
Nhiệt độ trung bình – khá | 360°F (~ 182°C) | Nấu các món chiên rán trong dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, thịt chiên giòn,… |
Nhiệt độ cao | 420°F (~ 216°C) | Rán thịt, cá, gà,… |
Nhiệt độ tối đa | 575°F (~ 302°C) | Chế biến các món cần nhiệt độ cực cao |
Tại sao cần kiểm soát nhiệt độ của bếp từ?
Bởi vì nhiệt được truyền thẳng đến đáy nồi, không thất thoát bên ngoài nên bếp từ có khả năng gia nhiệt nhanh rất nhanh. Vì thế, bạn cần thường xuyên kiểm soát nhiệt độ khi nấu ăn bằng bếp từ để điều chỉnh chế độ nhiệt kịp thời, hợp lý. Khi nấu ăn bằng bếp từ, việc kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các mức nhiệt sẽ đem tới 5 lợi ích mà bạn có thể không ngờ tới:
- Đảm bảo giá trị dinh dưỡng: Kiểm soát nhiệt độ của bếp từ trong quá trình nấu sẽ hạn chế nguy cơ thức ăn bị cháy khét gây bệnh cho người ăn, đảm bảo giữ được các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm.
- Món ăn ngon hơn: Thức ăn được chế biến với mức nhiệt vừa phải sẽ chín đều, giữ được hương vị tươi ngon, mọng nước. Ngược lại, nếu sử dụng bếp từ ở mức nhiệt quá cao sẽ khiến thực phẩm ám mùi khê, khét; còn nấu ở mức nhiệt quá thấp có thể khiến thức ăn không chín được, có mùi hôi tanh khó chịu.
- Tiết kiệm năng lượng: Vì bếp từ hoạt động bằng điện nên việc kiểm soát nhiệt độ của bếp từ là thói quen tốt giúp bạn tránh lãng phí điện năng, tiết kiệm tiền điện cho cả gia đình.
- Tiết kiệm thời gian: Điều chỉnh nhiệt hợp lý sẽ giúp rút ngắn thời gian đun nấu thức ăn trên bếp từ. Khi mới đặt nồi lên bếp, bạn có thể đặt nhiệt độ bếp gia nhiệt mạnh để thức ăn trong bếp nhanh sôi hơn, sau đó giảm mức nhiệt dần xuống để thực phẩm chín đều và ngấm gia vị.
- Bảo vệ bề mặt bếp: Mặc dù mặt kính của hầu hết các loại bếp từ được làm từ chất liệu kính chịu nhiệt, bạn vẫn nên đun nấu với nhiệt độ phù hợp để mặt bếp luôn bền bỉ. Bởi duy trì nhiệt độ quá cao và kéo dài liên tục sẽ làm mặt kính giòn, dễ nứt vỡ, kéo theo tuổi thọ của bếp từ bị giảm.
Nếu không chủ động kiểm soát nhiệt độ khi nấu ăn bằng bếp từ, người dùng có thể gặp phải những vấn đề xấu như: Thức ăn bị giảm chất lượng và mùi vị, thường xuyên ăn đồ bị cháy khét dẫn tới nguy cơ bị bệnh; Bếp hoạt động quá tải, bị hư hỏng linh kiện bên trong; Tiêu tốn, lãng phí nhiều điện năng,… Kiểm soát nhiệt độ nấu sẽ giúp bếp từ hạn chế bị hư hỏng.
Cách điều chỉnh nhiệt độ của bếp từ
Mỗi loại bếp từ sẽ có thiết kế bảng điều khiển riêng để người dùng có thể dễ dàng tăng hoặc giảm nhiệt độ của bếp từ theo ý muốn.
- Với dòng bếp từ có bảng điều khiển nút bấm hoặc cảm ứng chạm (Touch control), bạn hãy nhấn hoặc chạm vào nút (+) hoặc dấu mũi tên hướng lên trên để tăng nhiệt và (-) hoặc dấu mũi tên hướng xuống dưới để giảm nhiệt cho bếp.
- Với dòng bếp từ có bảng điều khiển trượt (Slide control), bạn điều chỉnh nhiệt độ tăng lên thông qua thao tác trượt ngón tay từ trái qua phải để và trượt theo chiều ngược lại để hạ nhiệt xuống.
Bên cạnh cách điều chỉnh thủ công như trên, bạn còn có thể điều chỉnh nhiệt độ bếp từ thông qua các chức năng, chế độ nấu có sẵn của bếp. Tùy theo nhu cầu nấu mà bếp cũng sẽ tự điều chỉnh mức nhiệt thích hợp cho từng món canh, cơm, cháo, hầm,…
- Mức nhiệt thấp từ 100-160°C: Thích hợp nấu các món như luộc rau củ, hấp, xào,…
- Mức nhiệt trung bình từ 160-240°C: Thích hợp chế biến các món chiên rán, áp chảo.
- Mức nhiệt cao từ 240-300°C: Thích hợp nấu các món chiên rán với khối lượng thực phẩm lớn.
Giải đáp các thắc mắc về nhiệt độ của bếp từ
Nhiệt độ tối đa mà bếp từ có thể đạt được là bao nhiêu?
Mức nhiệt tối đa của bếp từ là 300 độ C. Tuy nhiên, bạn không nên duy trì mức nhiệt này thường xuyên khi nấu nướng hàng ngày để tránh bếp hoạt động quá mức, về lâu dài sẽ gây giảm chất lượng và tuổi thọ của bếp.
Sau khi tắt bếp từ, mặt bếp mất khoảng bao lâu để nguội và an toàn khi chạm vào?
Sau khi người dùng nấu xong và tắt bếp, bếp từ sẽ cần thêm khoảng 10 – 20 phút nữa để làm nguội các bộ phận bên trong. Trong khoảng thời gian này, quạt gió sẽ hoạt động liên tục để tản nhiệt, giúp hơi nóng được đào thải ra ngoài để bảo vệ linh kiện bên trong bếp. Do đó, bạn không nên rút dây nguồn bếp ra ngay để tránh làm gián đoạn hoạt động của quạt tản nhiệt trong bếp từ. Không nên rút phích cắm của bếp từ ngay khi vừa nấu xong.
Công suất của bếp từ bao nhiêu?
Công suất của bếp từ thường dao động từ 1000 – 1400W đối với dòng bếp đơn và từ 4000W – 6000W với dòng bếp đôi. Bếp từ càng nhiều vùng nấu thì tổng công suất bếp càng cao, vừa gia tăng hiệu suất nấu nướng nhưng cũng đồng thời tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Khách hàng nên chọn loại bếp từ có công suất vừa phải với nhu cầu nấu nướng của gia đình mình để tránh tình trạng dùng bếp lãng phí điện.
Thông qua bài viết trên, SAKURA Việt Nam lý giải cho bạn về nhiệt độ của bếp từ, cách điều chỉnh nhiệt khi dùng bếp cũng như giải đáp một số câu hỏi xoay quanh về nhiệt độ của dòng bếp này. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hay muốn nhận thêm thông tin về các sản phẩm bếp từ, hãy liên hệ ngay với SAKURA Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:
- Địa chỉ: Số 30 Trà Khúc, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-28) 3848 7258
- Email: sakurasupport@sakura-vn.vn
- Website: https://www.sakura-vn.vn/