Nhờ tính tiện lợi, an toàn và hiệu suất nấu nướng cao, bếp từ đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho không gian bếp của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không ít người dùng gặp phải trường hợp bếp từ hiển thị các mã báo lỗi sự cố như: lỗi E0, lỗi E1, lỗi E2, lỗi E3, lỗi E4, lỗi E5, lỗi E6, lỗi E7, lỗi E8, lỗi E9,…,Điều này làm cho bạn cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết nên xử lý ra sao?
Vậy nguyên nhân phổ biến của các lỗi này là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao, có cách nào khắc phục hay không? Trong bài viết dưới đây, SAKURA Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn 10 mã báo lỗi thường gặp ở bếp từ, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục các lỗi trên một cách chi tiết nhất giúp bạn có thể an tâm sử dụng. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Lỗi E0 – Bếp từ không nhận nồi
Nguyên nhân: Do bạn đã sử dụng nồi hay chảo không đúng với bếp từ hoặc nồi có đường kính nhỏ hơn ½ so với vùng nấu của bếp. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, do đó chỉ có nồi có đáy nhiễm từ mới tương thích được với bếp. Nếu bạn sử dụng nồi nấu bằng chất liệu không nhiễm từ như thủy tinh, nhôm, gốm,… bếp sẽ không nhận diện được và báo lỗi E0.
Dấu hiệu: Màn hình hiển thị mã lỗi E0, bếp có thể phát ra tiếng bíp báo lỗi hoặc bếp không thể hoạt động, không thể nấu nướng.
Cách khắc phục: Bạn chỉ cần đổi nồi, chảo nấu có đáy nhiễm từ là được. Bên cạnh đó, trong lúc đi mua nồi, chảo bạn cần phải kiểm tra kích thước xem nồi có phù hợp với vùng nấu hay không.
Lỗi E1 – Bếp quá nóng lỗi quá nhiệt
Nguyên nhân: Khi bếp bị quá nhiệt, dẫn đến tình trạng bếp hoạt động quá tải, vượt quá ngưỡng an toàn cho phép. Nếu bạn sử dụng bếp liên tục trong khoảng thời gian dài với mức công suất hoạt động lớn thì quạt tản nhiệt sẽ làm mát bếp không kịp, dẫn đến tình trạng mặt bếp bị nóng và báo lỗi E1.
Dấu hiệu: Bếp sẽ tự động ngắt điện trong trường hợp bếp từ bị quá nhiệt nhằm đảm bảo cho các linh kiện điện tử bên trong và tránh nguy cơ cháy nổ.
Cách khắc phục: Bạn có thể thực hiện 3 bước sau để khắc phục
- Bước 1: Bạn hãy tắt bếp bằng nút nguồn hoặc phím tắt ngay khi nhận thấy bếp từ có dấu hiệu quá nhiệt như quạt tản nhiệt hoạt động liên tục, báo lỗi trên màn hình . Tiếp đến, nhấc nồi, chảo hoặc bất kỳ dụng cụ nấu ăn nào đang đặt trên vùng nấu ra khỏi khu vực nấu.
- Bước 2: Tiến hành kiểm tra xem các khe thông gió trên bếp có bị bám bụi bẩn, thức ăn thừa hay vật dụng nào che chắn hay không để đảm bảo quạt tản nhiệt hoạt động bình thường. Bạn có thể kiểm tra xem quạt tản nhiệt có hoạt động bình thường hay không bằng cách lắng nghe tiếng ồn nhẹ khi quạt quay.
- Bước 3: Sau khi tắt bếp và kiểm tra thông gió, hãy cho bếp từ nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút. Trong thời gian nghỉ, quạt tản nhiệt sẽ tiếp tục hoạt động để làm mát các linh kiện bên trong và bề mặt bếp. Khi bếp đã nguội hoàn toàn, khởi động bếp lại và kiểm tra xem lỗi quá nhiệt còn xuất hiện hay không. Nếu lỗi đã được khắc phục, bạn có thể tiếp tục sử dụng bếp như bình thường.
Lỗi E2 – Nồi không có thức ăn, điện áp quá cao (>260V)
Nguyên nhân: Do trong nồi không có thức ăn hoặc nguồn điện đang sử dụng cao hơn mức bình thường (thường vượt quá 260V). Khi điện áp cao, cảm biến của bếp sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị.
Dấu hiệu: Màn hình sẽ hiển thị mã lỗi E2, phát ra tiếng bíp cảnh báo hoặc bếp hoạt động chập chờn, tự động ngắt điện trong khi nấu.
Cách khắc phục:
- Bạn cần phải kiểm tra lại nguồn điện, phải kiểm tra điện áp tại ổ cắm mà bạn đang sử dụng cho bếp. Nếu điện áp cao hơn mức cho phép (>260V), hãy sử dụng ổn áp để dòng điện luôn ổn định.
- Trước khi lắp bếp từ, bạn nên kiểm tra nguồn điện nhằm đảm bảo bếp có thể hoạt động lâu dài, không bị hư hỏng. Bạn nên sử dụng ổ cắm riêng cho bếp từ để bếp hoạt động bình thường.
Lỗi E3 – Điện áp quá thấp (<170V)
Nguyên nhân: Xảy ra khi nguồn điện cung cấp cho bếp thấp hơn 170V. Điện áp thấp khiến bếp hoạt động không ổn định, liên tục bị ngắt và ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng của bạn.
Dấu hiệu: Màn hình led hiển thị mã lỗi E3, bếp ngừng hoạt động ngay lúc cắm điện hoặc dùng trong quá trình nấu ăn.
Cách khắc phục:
- Bạn cần kiểm tra nguồn điện đang cung cấp cho bếp từ. Bên cạnh đó kiểm tra lại ổ cắm đang sử dụng, nếu dùng chung với nhiều thiết bị điện khác thì bạn nên tách ra và dùng ổ cắm riêng cho bếp từ.
- Nếu đã thử cách trên nhưng không khắc phục được, bạn hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa để kiểm tra bếp.
Lỗi E4 – Nhiệt độ dụng cụ đun nấu quá cao (>280 độ C)
Nguyên nhân: Do nhiệt độ của xoong nồi đang đun nấu trên bếp từ vượt quá mức nhiệt cho phép (>280 độ C) hoặc nguồn điện đang sử dụng cho bếp đang bị quá tải
Dấu hiệu: Bếp sẽ phát ra tiếng bíp đồng thời tự động ngắt và báo lỗi E4 để bảo vệ an toàn.
Cách khắc phục:
- Bạn chỉ cần tắt bếp, sau đó chờ đợi 30 phút để các bộ phận bên trong bếp được nguội hẳn. Trường hợp nhiệt độ nồi trên bếp quá cao thì bạn hãy nhấc nồi nấu ra khỏi vùng nấu rồi đợi bếp nguội hẳn rồi mới nấu tiếp.
- Kiểm tra lại nguồn điện đang cung cấp cho bếp đã ổn định hay chưa
- Kiểm tra lại xem bạn đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách và an toàn hay chưa. Đa phần sau khi nấu xong, người dùng hay có thói quen rút ngay ổ điện từ đó khiến bếp xảy ra sự cố hỏng hóc.
Lỗi E5 – Trở cảm biến (IGBT) của bếp bị quá nhiệt
Nguyên nhân: Do trở cảm biến (IGBT) tự động ngắt nguồn điện khi phát hiện nhiệt độ vượt quá mức cho phép. Việc ngắt điện kịp thời giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ, chập cháy, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo vệ các linh kiện khác bên trong bếp.
Linh kiện IGBT đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn cho quá trình nấu nướng trên bếp từ. Khi người dùng sử dụng bếp ở mức nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài, IGBT có thể bị quá nhiệt dẫn đến hiện tượng bếp tự động ngắt.
Dấu hiệu: Bếp từ tự động ngắt nguồn điện khi nhiệt trở cảm biến bị quá nhiệt, màn hình led hiển thị mã lỗi E5
Cách khắc phục: Bạn cần thực hiện 3 bước sau để khắc phục
- Bước 1: Tắt bếp bằng nút nguồn và rút phích cắm điện ra khỏi ổ cắm.
- Bước 2: Nhấc nồi hoặc chảo đang nấu ra khỏi bề mặt bếp.
- Bước 3: Sau khi tắt bếp và di chuyển dụng cụ nấu, để bếp từ nguội hoàn toàn trong khoảng 10 – 15 phút rồi bật bếp khởi động trở lại bình thường.
Lỗi E6 – Bộ cảm biến nhiệt có vấn đề hoặc đáy nồi quá tải nhiệt
Có 2 nguyên nhân chính khiến bếp từ có thể tự ngưng hoạt động và xuất hiện mã lỗi E6 trong quá trình sử dụng:
- Bộ cảm biến nhiệt gặp trục trặc: Khi phát hiện thấy tiếng bíp gấp liên tục phát ra từ bếp thì đây là dấu hiệu cho thấy cảm biến nhiệt của bếp đang gặp vấn đề. Lúc này, bếp sẽ tự động ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Đáy nồi quá tải nhiệt: Việc sử dụng nồi có đáy quá mỏng hoặc không phù hợp với vùng nấu của bếp có thể dẫn đến tình trạng đáy nồi bị quá tải nhiệt. Khi đó, bếp sẽ tự ngắt để bảo vệ bếp và tránh xảy ra sự cố cháy nổ.
Dấu hiệu: Mã lỗi E6 sẽ hiển thị trên màn hình điều khiển của bếp, kèm theo tiếng bíp báo động liên tục và bếp sẽ tự động ngừng hoạt động.
Cách khắc phục:
- Tắt bếp và nhấc tất cả dụng cụ nấu ăn ra khu vực an toàn. Sau đó đợi khoảng 30 phút cho bếp nguội hoàn toàn rồi bật bếp sử dụng lại bình thường.
- Nếu bộ cảm biến nhiệt bị hư hỏng, bạn hãy liên hệ trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa để kiểm tra và thay thế linh kiện kịp thời.
Lỗi E7 – Bộ phận cảm biến bị hở mạch hoặc ngắn mạch
Nguyên nhân: Do bộ phận cảm biến độ bền của bếp từ bị hở mạch hoặc ngắn mạch, dẫn đến việc bếp không thể nhận diện được kích thước của nồi/chảo, bếp không thể hoạt động.
Dấu hiệu: Màn hình bếp sẽ hiển thị mã lỗi E7, bếp từ không hoạt động và phát ra tiếng bíp cảnh báo.
Cách khắc phục: Bạn cần thực hiện tắt bếp ngay lập tức và rút phích cắm điện. Sau đó, liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa bếp từ chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
*Lưu ý: Do lỗi E7 liên quan đến vấn đề về hở mạch hoặc ngắn mạch bên trong bếp nên người dùng không nên tự ý tháo lắp hoặc sửa chữa bếp tại nhà vì có thể gây nguy hiểm.
Lỗi E8 – Lỗi board mạch nguồn
Nguyên nhân: Khi board mạch nguồn của bếp bị hỏng thì quạt tản nhiệt của bếp sẽ không thể khởi động sau khi sử dụng xong, dẫn đến việc bếp tích tụ lượng nhiệt cao gây ra lỗi E8.
Dấu hiệu: Đèn bếp nhấp nháy kèm theo tiếng kêu bíp bíp và màn hình LED hiển thị mã lỗi E8
Bạn hãy thực hiện theo 4 bước sau đây để khắc phục lỗi E8:
- Bước 1: Nhấn nút ON/OFF trên bảng điều khiển để tắt bếp, đợi khoảng 10 phút cho hệ thống quạt tản nhiệt làm bếp nguội.
- Bước 2: Tiến hành nhấc nồi, xoong ra khỏi bề mặt bếp nấu nhằm giúp giảm nhanh nhiệt độ cho bếp. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra xem có chọn nhầm nồi chảo có đầy không phù hợp hay không.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn hãy rút dây nguồn và đợi từ 15 – 20 cho bề mặt bếp nguội hoàn toàn trước khi kiểm tra lại tình trạng bếp một lần nữa.
- Bước 4: Cuối cùng, vệ sinh lại sạch sẽ bề mặt bếp và quạt tản nhiệt để đảm bảo luồng khí lưu thông tốt.
Lỗi E9 – Lỗi bảng điều khiển và bộ phận cảm biến nhiệt
Nguyên nhân: Do sensor đo nhiệt – bộ phận cảm biến nhiệt độ trên mâm nấu bị hỏng, không thể thực hiện chức năng đo nhiệt chính xác hoặc bảng điều khiển của bếp bị lỗi. Khác với các mã báo lỗi thông thường do người sử dụng thao tác sai, lỗi E9 xuất phát từ lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc do bếp sử dụng trong thời gian dài dẫn đến linh kiện bị lão hóa.
Dấu hiệu: Bếp sẽ tự ngắt nhiệt độ, không hoạt động và hiển thị mã lỗi E9 trên màn hình điều khiển.
Cách khắc phục: Bạn cần phải tiến hành kiểm tra các dây dẫn giao diện người dùng và bộ phận cảm ứng để đảm bảo. Trường hợp nếu các dây dẫn ổn định, thì bạn sẽ cần phải thay đổi bộ phận cảm ứng hoặc bảng điều khiển của bếp.
Lỗi EF – Bề mặt bếp bị ướt
Nguyên nhân: Nếu bề mặt bếp bị ướt, nước sẽ dẫn điện, gây nhiễu sóng cảm ứng và khiến bếp không thể hoạt động hiệu quả từ đó bếp sẽ hiển thị báo lỗi EF
Dấu hiệu: Màn hình điều khiển sẽ hiển thị lỗi EF kết hợp với tiếng kêu bíp báo động để thu hút sự chú ý của người dùng.
Bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau để khắc phục mã lỗi EF:
- Bước 1: Tắt bếp ngay lập tức. Ngay khi phát hiện lỗi, bạn hãy tắt bếp bằng nút nguồn để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Lau khô bề mặt bếp. Sử dụng khăn mềm lau nhẹ nhàng bề mặt bếp và cả khu vực xung quanh nút điều khiển cho đến khi khô hoàn toàn.
- Bước 3: Bật lại bếp: Sau khi lau khô, hãy bật lại bếp và kiểm tra xem lỗi còn hiển thị hay không.
Mã lỗi AD – Nồi quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng
Nguyên nhân xuất hiện mã lỗi AD trên màn hình hiển thị của bếp từ là do:
- Có vật cản giữa đáy nồi và mặt bếp: Vật cản có thể là thức ăn thừa, giấy bạc, hoặc miếng lót nồi làm cho đáy nồi không tiếp xúc hoàn toàn với mặt bếp, trở cảm biến của bếp bị quá nhiệt và bếp báo lỗi AD.
- Đáy nồi không bằng phẳng: Đáy nồi bị cong vênh, lồi lõm hoặc có các đường gờ cao có thể khiến diện tích tiếp xúc giữa đáy nồi và mặt bếp bị hạn chế, dẫn đến tình trạng truyền nhiệt không hiệu quả và bếp báo lỗi AD.
Dấu hiệu: Mã lỗi AD hiển thị trên màn hình điều khiển và bếp cũng ngừng hoạt động, không thể tiếp tục nấu nướng.
Cách khắc phục: Kiểm tra xem đáy nồi và mặt bếp có bị dính bẩn hay vật cản nào không. Nếu có, hãy loại bỏ chúng và lau sạch bề mặt bằng khăn mềm. Sau đó, kiểm tra xem đáy nồi có bằng phẳng hay không. Nếu đáy nồi bị cong vênh hoặc lồi lõm, hãy cân nhắc thay thế nồi mới phù hợp hơn với bếp từ. Tốt nhất bạn nên chọn mua nồi có đáy nhiễm từ tốt để đảm bảo hiệu quả nấu nướng.
Mã lỗi U – Bếp từ chưa nhận dụng cụ nấu
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến mã lỗi U bao gồm các trường hợp sau:
- Bếp chưa nhận diện dụng cụ nấu: Khi bạn bật bếp nhưng không đặt nồi hoặc chảo lên mặt bếp, bếp sẽ báo lỗi U để thông báo rằng cần có dụng cụ nấu phù hợp để bếp có thể hoạt động.
- Đặt nồi chưa đúng trọng tâm vùng từ của bếp: Nồi nấu cần được đặt chính giữa vùng nấu trên bếp để bếp có thể nhận diện và truyền nhiệt hiệu quả. Nếu đặt nồi lệch tâm, bếp có thể báo lỗi U.
- Sử dụng nồi có đáy không bắt từ: Bếp từ chỉ hoạt động với nồi có đáy nhiễm từ. Nếu bạn sử dụng nồi có đáy không bắt từ, bếp sẽ báo lỗi U và không thể nấu nướng.
- Kích thước nồi nhỏ hơn 9cm: Một số bếp từ có kích thước vùng nấu tối thiểu là 9cm. Nếu bạn sử dụng nồi có kích thước nhỏ hơn 9cm, bếp có thể báo lỗi U do không nhận diện được nồi.
Cách khắc phục: Đặt dụng cụ nấu vào giữa trọng tâm của vùng từ. Vị trí này giúp nhiệt lượng được truyền đều lên đáy nồi, cho phép nấu nướng thức ăn nhanh hơn, chín đều và giữ nguyên hương vị thơm ngon của món ăn.
Mã lỗi L – Bếp từ đang bị khóa
Màn hình bếp từ hiển thị mã lỗi L “Lock” thì có nghĩa là bếp đang bị khóa. Lúc này, người dùng sẽ không thể nhấn bất kỳ nút nào trên bảng điều khiển ngoại trừ nút ON/OFF. Trên một số bếp từ, mã lỗi L sẽ được biểu thị bằng biểu tượng hình ổ khóa.
Bếp từ hiển thị chữ “L” thường không phải là lỗi mà là do chế độ khóa trẻ em (Child Lock). Chế độ này được thiết kế để bảo vệ người dùng, đặc biệt là trẻ em, khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng bếp.
Nguyên nhân khiến bếp từ báo lỗi L:
- Người dùng vô tình chạm vào nút khóa: Nút khóa thường được thiết kế với biểu tượng ổ khóa dễ nhận biết. Việc vô tình chạm tay vào nút này trong vài giây có thể kích hoạt chế độ khóa.
- Bảng điều khiển bị chập phím hoặc dính nước: Do tác động của môi trường hoặc do người dùng làm đổ thức ăn lên bảng điều khiển, các phím bấm có thể bị chập, dính, dẫn đến việc tự động kích hoạt chế độ khóa.
- Lỗi bo mạch: Trong một số trường hợp hiếm gặp, lỗi bo mạch cũng có thể khiến bếp từ tự động kích hoạt chế độ khóa.
- Mất điện đột ngột: Khi đang trong quá trình nấu ăn mà bị mất điện đột ngột thì bếp cũng sẽ tự động kích hoạt chế độ Lock (tùy vào loại bếp từ).
- Khởi động bếp lần đầu: Một số bếp từ sẽ tự động kích hoạt chế độ khóa trẻ em khi được mở lên lần đầu tiên.
Cách khắc phục: Nhấn và giữ biểu tượng hình ổ khóa trên bảng điều khiển trong khoảng 3 giây. Khi chế độ khóa được mở thành công, bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp báo hiệu và mã lỗi “L” trên màn hình sẽ biến mất.
Mã lỗi ER – Bếp từ đang bị chập điện
Có 4 nguyên nhân phổ biến:
- Quá tải nguồn điện hoặc điện áp không phù hợp: Bếp từ hoạt động với công suất cao nên đòi hỏi nguồn điện cung cấp phải ổn định và đường dây đủ tải. Nếu bạn sử dụng nguồn điện yếu, cũ, hoặc bật bếp hoạt động liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng quá tải, gây nóng chảy dây điện và chập điện.
- Tác động từ tụ điện cộng hưởng: Tụ điện cộng hưởng có vai trò quan trọng trong mạch dao động của bếp từ. Nếu tụ điện không đạt chuẩn hoặc bị hư hỏng, tần số cộng hưởng có thể vượt quá mức cho phép, dẫn đến chập điện và thậm chí gây nổ aptomat.
- Mạch đồng bộ hoạt động bất thường: Mạch đồng bộ có nhiệm vụ đảm bảo đồng bộ hóa hoạt động của bếp. Khi mạch đồng bộ gặp vấn đề, nó có thể khiến ống IGBT bị hỏng, dẫn đến hiện tượng chập điện.
- Sử dụng nồi không phù hợp: Nồi sử dụng cho bếp từ cần có đáy phẳng, làm từ vật liệu nhiễm từ. Việc sử dụng nồi mỏng, móp méo, hoặc không phù hợp với bếp từ có thể khiến bếp hoạt động không hiệu quả, sinh nhiệt cao, dẫn đến chập điện.
- Một số nguyên nhân khác: Lỗi ER cũng có thể xuất phát từ ổ cắm điện, phích cắm bị hỏng, bộ phận ngắt nhiệt bị hỏng do sử dụng bếp quá lâu hoặc do người dùng thao tác sai cách.
Cách khắc phục:
Hãy nhanh chóng ngắt nguồn điện cung cấp cho bếp bằng cách rút phích cắm điện hoặc tắt aptomat tương ứng. Kiểm tra đáy nồi để xem có phải do sử dụng sai loại nồi hay không. Nồi dành cho bếp từ cần có ký hiệu hình lò xo in dưới đáy nồi hoặc trên nhãn giới thiệu. Tuyệt đối không sử dụng nồi nấu bếp ga cho bếp từ.
Nếu nguyên nhân do dây điện bị quá tải thì bạn cần phải thiết kế lại hệ thống điện để đảm bảo nguồn điện áp ổn định cho bếp hoạt động hiệu quả và an toàn.
Trong một số trường hợp, bếp từ bị chập điện do lỗi kỹ thuật thì bạn cần phải mang bếp đến cửa hàng bảo hành hoặc sửa chữa để được hỗ trợ nhanh nhất. Tuyệt đối không tự ý tháo sửa bếp từ hoặc thay thế linh kiện nếu bạn không có chuyên môn về điện.
*Lưu ý: Đây chỉ là danh sách các mã báo lỗi thường gặp ở bếp từ và cách khắc phục cơ bản. Nếu bếp từ của bạn báo lỗi khác hoặc đã thử các cách trên mà không khắc phục được, hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo hành ủy quyền để được hỗ trợ tốt nhất.
Các trường hợp bếp từ báo lỗi nào bắt buộc phải liên hệ với trung tâm bảo hành?
Có 6 trường hợp mà bạn bắt buộc phải liên hệ với trung tâm bảo hành để kiểm tra và sửa chữa bếp từ khi:
- Dù bạn đã thực hiện các cách khắc phục mã báo lỗi thường gặp ở bếp từ nêu trên theo hướng dẫn nhưng bếp vẫn không hoạt động.
- Màn hình xuất hiện các mã lỗi không có trong danh sách.
- Bếp có dấu hiệu chập cháy, nổ hoặc phát ra tiếng ồn lớn.
- Bếp bị nứt vỡ mặt kính, hư màn hình điều khiển,…
- Dây điện bị hở hoặc ổ cắm bị hư hỏng.
- Bếp bị hỏng do va đập hoặc tác động mạnh.
* Lưu ý: Bạn không được tự ý sửa chữa bếp tại nhà nếu không có chuyên môn kỹ thuật vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân và làm hỏng bếp thêm. Ưu tiên sử dụng dịch vụ sửa chữa của trung tâm bảo hành ủy quyền để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Bếp từ báo lỗi liên tục có phải là dấu hiệu của việc bếp từ bị hỏng?
Bếp từ báo lỗi liên tục là dấu hiệu cho thấy bếp đang gặp sự cố và cần được khắc phục. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào báo lỗi cũng đồng nghĩa với việc bếp bị hỏng.
Có 7 nguyên nhân khiến bếp báo lỗi liên tục bao gồm:
- Nồi nấu không phù hợp: Nếu bạn sử dụng nồi nấu bằng chất liệu không nhiễm từ như thủy tinh, nhôm, gốm,… trên bếp từ hoặc nồi, chảo có đường kính đáy quá nhỏ so với vùng nấu thì màn hình sẽ hiển thị báo lỗi.
- Quá tải nhiệt: Sử dụng bếp với công suất cao trong thời gian dài có thể khiến bếp quá tải nhiệt và báo lỗi.
- Bếp đặt quá gần nguồn nước, nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao: Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tử của bếp.
- Nguồn điện không ổn định: Nguồn điện quá mạnh hay quá yếu sẽ khiến bếp hoạt động chập chờn, báo lỗi liên tục.
- Bếp bị bám bẩn, bụi bám: Vệ sinh bếp không đúng cách khiến cho bụi bẩn bám dính vào các cảm biến, dễ dẫn đến hiện tượng chập chờn, báo lỗi.
- Lỗi linh kiện: Một số linh kiện điện tử bên trong bếp bị hỏng cũng có thể dẫn đến tình trạng báo lỗi liên tục.
- Lỗi cảm biến: Cảm biến nhiệt độ, cảm biến nồi,… bị hỏng có thể khiến bếp không nhận diện được chính xác thông tin và báo lỗi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các mã báo lỗi cụ thể của từng thương hiệu bếp từ trên website của hãng hoặc sách hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử khắc phục các lỗi trên mà bếp vẫn báo lỗi liên tục thì đây có thể là dấu hiệu của việc bếp bị hỏng. Do vậy, bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Có cách nào phòng tránh các lỗi bếp từ ngay trong quá trình sử dụng hay không?
Bạn cần phải lưu ý 10 điều sau để phòng tránh bếp từ xuất hiện các mã báo lỗi trong quá trình sử dụng và tăng tuổi thọ cho bếp:
- Lựa chọn bếp từ phù hợp với nguồn điện: Cần đảm bảo nguồn điện nhà bạn có công suất phù hợp với công suất của bếp.
- Sử dụng nồi, chảo nấu nướng có đáy nhiễm từ: Nên chọn nồi, chảo có đáy phẳng, dày dặn, làm từ chất liệu nhiễm từ như inox, gang, thép,… và có đường kính phù hợp với vùng nấu.
- Tránh để các vật dụng kim loại lên bếp khi không sử dụng: Việc này có thể gây ra các sự cố chập cháy, ảnh hưởng đến hoạt động của bếp và gây trầy xước mặt bếp.
- Không sử dụng bếp khi đang ướt hoặc có nước trên bề mặt: Nước có thể gây ra chập cháy hoặc ảnh hưởng đến hệ thống điện của bếp.
- Lắp đặt bếp tại vị trí thông thoáng: Đảm bảo khu vực đặt bếp từ rộng rãi, thông thoáng để bếp hoạt động hiệu quả và tản nhiệt tốt.
- Không rút dây điện nguồn sau khi vừa nấu xong: Việc này sẽ làm cản trở quá trình làm mát của các bộ phận bên trong bếp. Bạn hãy rút nguồn điện sau khi tắt bếp khoảng 15 – 20 phút.
- Không để bếp hoạt động ở nhiệt độ cao quá lâu: Bếp hoạt động với công suất cao sẽ dễ làm cho mặt kính bị nứt, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
- Không bật bếp khi không có thức ăn trong nồi: Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nồi nấu và lãng phí điện năng.
- Vệ sinh bếp thường xuyên: Lau chùi bếp sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, giúp cho các linh kiện hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra định kỳ: Nên cho thợ chuyên nghiệp kiểm tra định kỳ bếp từ mỗi năm một lần để đảm bảo an toàn và phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn.
Trên đây, SAKURA Việt Nam đã chia sẻ đến bạn 10 mã báo lỗi thường gặp ở bếp từ, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách khắc phục các mã lỗi chi tiết nhất. Bên cạnh đó, SAKURA Việt Nam đã giải đáp một số câu hỏi thắc mắc thường gặp về trường hợp bếp từ báo lỗi. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ để sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan về bếp từ hoặc mong muốn được tư vấn thêm về sản phẩm bếp từ vui lòng liên hệ với SAKURA Việt Nam theo thông tin bên dưới để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:
- Địa chỉ: Số 30 Trà Khúc, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-28) 3848 7258
- Email: sakurasupport@sakura-vn.vn
- Website: https://www.sakura-vn.vn/