Bếp gas là thiết bị nhà bếp quen thuộc được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí so với các loại bếp khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bếp gas gặp các lỗi như bật bếp không lên, bếp bật không bắt lửa, lửa trên bếp cháy không đều… Nguyên nhân phổ biến của các lỗi này là do người dùng sử dụng, lắp đặt bếp gas chưa đúng cách hoặc mua bếp gas và bình gas chưa đảm bảo chất lượng. 

Bài viết này, SAKURA Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục 10 lỗi thường gặp của bếp gas tại nhà. Bên cạnh đó là các biện pháp sử dụng bếp gas an toàn, tránh gây cháy nổ cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan. Cùng SAKURA Việt Nam theo dõi bài viết sau!

Các lỗi thường gặp của bếp gas

Tổng hợp 10 lỗi thường gặp ở bếp gas và cách khắc phục

Các lỗi thường gặp của bếp gas và cách khắc phục

10 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp gas, đó là:

Bật bếp không lên

Trường hợp này có thể do bình gas đã hết hoặc bạn quên chưa mở van gas. Khi gặp tình trạng này, bạn kiểm tra xem bếp có bật lên được hay không và có cảm nhận mùi gas xì ra hay không. 

Cách khắc phục: Khi gặp tình trạng bếp gas không bật, bạn cần kiểm tra van gas trước tiên. Hãy đảm bảo van gas đã được mở hoàn toàn và nhấn nút reset (nếu có) 1-2 lần để kích hoạt lại nguồn gas. 

Nếu van bình gas đã mở nhưng không thấy khí gas thoát ra, bạn cần kiểm tra bình gas bằng cách lắc bình, nếu bình gas im lặng hoặc quá nhẹ, khả năng cao là đã hết gas và bạn cần thay bình mới.

Lỗi bật bếp gas không lên

Bếp đã bật nhưng không lên lửa

Bếp bật không bắt lửa

Trường hợp bếp gas bật không bắt lửa nhưng vẫn ngửi thấy mùi gas nhẹ có thể do khí gas trong ống dẫn chưa được đẩy hết ra ngoài. Ngoài ra, lỗi này còn có thể do ống dẫn khí bị gấp nếp, khiến gas bị tắc nghẽn và di chuyển khó khăn.

Cách khắc phục: Ngay khi phát hiện bếp gas không bắt lửa do ống dẫn khí, hãy khóa van gas ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Bạn nên thực hiện đánh lửa nhiều lần liên tục, việc này giúp đẩy khí gas còn tồn đọng trong ống dẫn ra ngoài, tạo điều kiện cho bếp bắt lửa dễ dàng hơn. Tiếp theo, bạn bật bếp lại và kiểm tra xem bếp gas đã hoạt động bình thường hay chưa…

Nếu bếp vẫn không bắt lửa, bạn nên thay ống dẫn khí cũ, hỏng hoặc bị gấp nếp bằng ống dẫn khí mới chất lượng tốt. Việc này giúp đảm bảo lưu thông khí gas an toàn và hiệu quả, giúp bếp gas hoạt động bình thường trở lại. 

Lỗi bật bếp gas nhưng không bắt lửa

Nên thay ống dẫn khí cũ, hỏng, bị gấp nếp bằng ống dẫn khí mới khi bật bếp không bắt lửa

Lửa trên bếp cháy không đều

Nguyên nhân là do cặn thức ăn, dầu mỡ, bụi bẩn tích tụ lâu ngày khiến các khe hở, pet phun gas bị bít tắc, làm giảm lưu lượng gas, dẫn đến lửa cháy không đều.

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn cần tháo rời kiềng bếp và giá đỡ sau đó ngâm các bộ phận này trong nước nóng pha xà phòng để làm mềm cặn bẩn, đầu đốt dùng bàn chải mềm vệ sinh và lắp đặt lại. Đồng thời, nếu sử dụng bình gas mini, hãy thay bình mới nếu bình gas sắp hết. Nếu sử dụng bình gas lớn, hãy liên hệ với đại lý gas để kiểm tra áp suất bình.

Lửa trên bếp cháy không đều và cách khắc phục

Thức ăn, bụi bẩn bám lâu ngày làm cho gas bị bít tắc, dẫn đến lửa cháy không đều

Ngọn lửa của bếp có màu đỏ

Ngọn lửa bếp gas màu đỏ có thể do bình gas không đảm bảo chất lượng, đầu đốt bị bẩn, bộ phận hút gió bị hư. Cụ thể, bình gas không đảm bảo chất lượng thường bị pha tạp chất, khi đốt cháy sẽ tạo ra ngọn lửa màu đỏ. Đầu đốt bị bẩn là do cặn thức ăn, dầu mỡ, bụi bẩn bám dính lâu ngày trên đầu đốt, mâm chia lửa sẽ khiến gas không thể cháy hoàn toàn, dẫn đến ngọn lửa màu đỏ. 

Đồng thời, bộ phận hút gió có vai trò cung cấp oxy cho quá trình cháy gas. Khi bộ phận này bị hư hỏng, lượng oxy cung cấp không đủ sẽ khiến lửa cháy không đều và có màu đỏ.  

Cách khắc phục: Bạn nên vệ sinh bếp gas định kỳ, sử dụng bình gas chất lượng cao và kiểm tra bếp gas thường xuyên để bếp gas hoạt động ổn định. 

Cách khắc phục lửa trên bếp ga có màu đỏ

Bộ phận hút gió bị hư hỏng cũng sẽ khiến lửa cháy không đều và có màu đỏ

Lửa trên bếp cháy nhỏ khi mở mức to nhất

Lửa trên bếp cháy nhỏ nhưng bạn lại đang mở ở mức to nhất có thể do lượng gas trong bình ít làm áp suất gas yếu đi, không đủ cung cấp cho bếp hoạt động ở mức tối đa, dẫn đến hiệu suất lửa nhỏ, yếu. Ngoài ra, ống dẫn gas bị tắc nghẹt hoặc khe thoát lửa không hoạt động cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi này.

Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra kỹ bình gas, ống dẫn và khe thoát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố này. Nếu hết gas, hãy thay bình gas mới để đảm bảo lượng gas đủ cho bếp hoạt động bình thường.

Lửa trên bếp cháy nhỏ dù ở mức cao nhất

Lửa trên bếp cháy nhỏ khi bạn đã mở mức to nhất

Bếp bị tắc gas

Tắc nghẽn gas là một trong những sự cố phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng. Nguyên nhân có thể đến từ việc van gas chưa được mở, dây dẫn gas bị xoắn hoặc gấp khúc, rò rỉ gas… 

Cách khắc phục: Sau khi kiểm tra các nguyên nhân trên, nếu bạn ngửi thấy mùi gas thì có thể van khóa bị hỏng hoặc ống dẫn bị lắp sai cách. Nếu bạn thể tự sửa chữa hoặc nghi ngờ rò rỉ gas, hãy liên hệ thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra và xử lý an toàn.

Bếp bị tắc gas

Bếp gas bị tắc nghẽn có thể do đến rò rỉ khí gas

 

Lửa bắt vào nồi là bốc cháy

Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là do thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nhiệt lượng cao trong thời gian ngắn, dẫn đến cháy dầu mỡ hoặc các thành phần dễ bắt lửa.

Cách khắc phục: Bạn nên nhanh chóng tắt bếp, sau đó lấy một chiếc khăn ẩm đắp lên. Nếu có sẵn bình chữa cháy CO2, hãy sử dụng để dập lửa, loại bình này có thể dập các đám cháy do gas, xăng, dầu gây ra. Sau khi lửa được dập tắt hoàn toàn, hãy vệ sinh khu vực nấu nướng để loại bỏ cặn cháy và thức ăn thừa.

Lửa bắt vào nồi là bốc cháy

Thức ăn dễ bắt lửa tiếp xúc với nhiệt lượng cao dẫn đến bốc cháy

Bếp bật không lên nhưng có mùi gas

Bếp gas không lên lửa nhưng vẫn ngửi thấy mùi gas là lỗi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Nguyên nhân chính thường do bộ phận đánh lửa bị hỏng. 

Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp gas bằng núm vặn hoặc van gas, khóa van gas ngăn chặn khí gas rò rỉ. Đồng thời, bạn cần liên hệ với đơn vị bảo hành để kiểm tra và khắc phục lỗi nhanh nhất.

Bếp bật không lên nhưng có mùi gas

Bật bếp không lên lửa nhưng lại có mùi gas, cần khóa van ngay lập tức vì đây là trường hợp nguy hiểm

Ngọn lửa có tiếng kêu

Ngọn lửa phát ra tiếng kêu thường do lắp đặt bếp gas sai quy cách khiến các bộ phận không khớp nhau. 

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn cần tắt bếp và khóa van gas cẩn thận, xem các bộ phận đã được lắp đặt khớp nhau và chắc nhắn hay chưa. Đồng thời, loại bỏ bụi bẩn, thức ăn thừa bám dính có thể gây cản trở luồng khí gas, dẫn đến tiếng kêu. 

Ngọn lửa trên bếp gas có tiếng kêu

Ngọn lửa của bếp gas có tiếng kêu thường do lắp đặt sai cách

Sự cố rò rỉ gas – ngửi thấy mùi gas trong nhà

Sự cố rò rỉ gas là một trong những sự cố gây nguy hiểm nhất, xuất phát từ việc bạn quên khóa van gas khi dùng hoặc gas bị rò rỉ qua dây dẫn. 

Cách khắc phục: 

  • Việc đầu tiên là bạn cần giữ bình tĩnh để xử lý tình huống hiệu quả. Tuy  rò rỉ là lỗi nguy hiểm nhưng chúng không thể tự bốc cháy hay gây nổ nếu không tiếp xúc với nguồn lửa hoặc tia lửa điện. 
  • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào như điện thoại, máy tính bảng, quạt điện, đèn điện… vì tia lửa điện có thể dẫn đến cháy nổ. Đồng thời, mở toàn bộ cửa sổ, cửa ra vào trong nhà để tạo luồng thông gió, giúp khí gas thoát ra ngoài một cách nhanh chóng.
  • Để tránh càng nhiều khi gas bị thoát ra ngoài, bạn hãy nhanh chóng khóa van gas bình gas để ngăn chặn khí gas tiếp tục rò rỉ. Sau khi đã thực hiện các bước trên, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp gas để được hỗ trợ kiểm tra và xử lý sự cố một cách chuyên nghiệp.
Khắc phục sự cố bị rò rỉ gas trong nhà

Cần khóa van gas để tránh khí gas thoát ra nhiều hơn

Biện pháp sử dụng bếp gas an toàn, tránh gây cháy nổ

Khi sử dụng bếp gas bạn nên trang bị 1 số kiến thức biện pháp khắc phục khi cháy nổ:

Cách xử lý bình gas bị cháy

Một trong những sự cố nguy hiểm thường gặp là rò rỉ khí gas và cháy cục bộ tại vị trí rò rỉ. Theo các chuyên gia, khi phát hiện bình gas bị rò rỉ, tuyệt đối không nên cố gắng dập lửa trực tiếp vì có thể dẫn đến bỏng nặng. Thay vào đó, hãy thực hiện các bước xử lý cơ bản để đảm bảo an toàn. 

Cách xử lý nhanh của trường hợp này là bạn dùng một chiếc khăn ướt, vải ướt đậy kín van gas, nhanh tay siết chặt van gas. Tuy nhiên, cần lưu ý không siết quá mạnh tay vì có thể làm hỏng van gas. 

Sau khi thực hiện các bước trên, hãy mang bình gas ra khu vực rộng, thoáng và liên hệ ngay với đại lý gas hoặc cơ quan cứu hộ để được hỗ trợ xử lý sự cố một cách chuyên nghiệp.

Loại bình chữa cháy dùng cho khí gas

Sử dụng bình chữa cháy CO2 để dập lửa gas. Nguyên tắc hoạt động của loại bình này là làm loãng nồng độ oxy trong không khí, khiến ngọn lửa không thể duy trì và bị dập tắt.

Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa gas vì nước có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ. Nước không thể dập tắt đám cháy liên quan đến dầu, gas, thậm chí còn khiến lửa bùng phát mạnh hơn do gas nhẹ hơn nước và sẽ nổi lên trên, tiếp tục cháy.

Đặt bếp và bình gas thích hợp

Nên đặt bếp gas ở khu vực thoáng khí, tránh đặt gần các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, màn che, tủ gỗ… Bên cạnh đó, bạn cần tránh đặt bếp gas gần cửa sổ, cửa ra vào nơi có gió lùa trực tiếp vì gió có thể khiến ngọn lửa tạt vào các vật dụng xung quanh gây cháy nổ. Tương tự như bếp gas, bình gas cũng cần được đặt ở vị trí thoáng khí, không đặt bình gas trong tủ bếp kín vì khi rò rỉ khí gas sẽ không thể thoát ra ngoài, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

Sử dụng bình gas, bếp gas chính hãng 

Bạn cần mua bếp gas tại các cơ sở chính hãng và có thể tham khảo các loại bếp gas tại SAKURA Việt Nam. Với hơn 40 năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam, SAKURA đã chinh phục hàng triệu trái tim người tiêu dùng Việt bởi chất lượng vượt trội, thiết kế sang trọng và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. 

Để tránh mua phải bình gas giả, kém chất lượng gây nguy cơ cháy nổ cao, bạn nên chọn mua bình gas. Đối với bình gas, mỗi hãng sẽ có cách phân biệt khác nhau dựa trên quy chuẩn sản xuất. 

Cách biện pháp sử dụng bếp ga an toàn

Cần ghi nhớ 4 biện pháp này để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình

Lưu ý sử dụng bếp gas tránh gặp lỗi

Để sử dụng bếp gas an toàn cho người dùng và đảm bảo tuổi thọ của bếp cần lưu ý những điều sau:

Lắp đặt bếp đúng tiêu chuẩn an toàn

Trong quá trình lắp đặt, khách hàng cần chú ý 6 điều như sau:

  • Chọn nơi thoáng khí, tránh gió lùa trực tiếp.
  • Bề mặt đặt bếp bằng đá, xi măng, kính… không dùng vật liệu gỗ.
  • Cách trần tối thiểu 1m, cách tường 15cm, xa các vật dễ cháy.
  • Bình gas đặt thấp hơn bếp, trong tủ có lưu thông khí, cách bếp và nguồn điện 1,5m.
  • Dây dẫn gas nguyên vẹn, không nứt gãy, gấp khúc.
  • Kiểm tra ngọn lửa, van gas sau khi lắp đặt.

Tránh dùng bếp gas gần các thiết bị điện, các vật dễ bắt lửa

Quá trình nấu nướng trên bếp gas tỏa ra nhiệt lượng cao, có thể làm biến dạng các thiết bị điện như ổ cắm điện, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện nếu đặt quá gần. Việc biến dạng này có thể dẫn đến cháy nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng. 

Bật, tắt bếp đúng quy trình

Sau khi nấu xong, bạn hãy khóa van bình gas, đợi cho lửa trên bếp tắt hẳn, sau đó tắt bếp. Hãy ghi nhớ và tạo thói quen tắt bếp đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. 

Ở gần bếp suốt quá trình đun nấu

Việc chủ quan bỏ quên món ăn trên bếp gas đang cháy tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà bạn có thể không lường trước được. Khi các món ăn như canh, súp,… sôi, nếu không có người trông coi, thức ăn có thể trào ra ngoài, gây tắt bếp hoặc làm bốc lửa lớn. Ngoài ra, nếu vị trí bếp gas nằm ở khu vực có gió lùa, gió có thể vô tình thổi tắt bếp, dẫn đến rò rỉ khí gas. Khí gas rò rỉ có thể tích tụ và bốc cháy khi gặp tia lửa điện, gây nguy cơ cháy nổ cao.

Vệ sinh bếp thường xuyên

Vệ sinh bếp gas thường xuyên xung quanh bếp, hệ thống đánh lửa, đầu đốt, giúp phát hiện sớm các hư hỏng, rò rỉ gas, góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kiểm tra an toàn bếp định kỳ

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bạn cần kiểm tra bếp định kỳ:

  • Kiểm tra bếp, bình gas, dây dẫn, van gas định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần.
  • Thay mới ống dẫn gas 2-3 năm/lần, van điều áp 5 năm/lần.
  • Thay mới bếp gas khi cũ, hư hỏng.
  • Không dùng bình gas quá cũ, gỉ sét
  • Trường hợp bếp gas đang hoạt động tốt nhưng xuất hiện gỉ sét, nên chú ý vị trí gỉ sét nhất là khi nó gần bộ phận đánh lửa, đầu đốt vì sẽ dễ gây rò rỉ gas và bắt lửa sang vị trí gỉ đó.

Không nên để trẻ em sử dụng bếp gas

Nếu trẻ em chưa đủ lớn để sử dụng bếp gas an toàn, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ tự sử dụng bếp ga. Đặt các vật dụng nguy hiểm như bật lửa, diêm quẹt, dao kéo… xa tầm tay trẻ em.

Bên cạnh đó, cha mẹ và gia đình cũng cần cảnh báo trẻ về những nguy hiểm tiềm ẩn của bếp gas, lửa và các vật dụng nấu nướng.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về các lỗi thường gặp ở bếp gas

Khi nghe mùi khí gas bị rò rỉ tôi nên làm thế nào để khắc phục?

Khi nghe mùi khí gas bị rò rỉ, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn:

  • Tắt bếp gas: Ngay lập tức tắt bếp gas bằng cách xoay núm vặn về vị trí “OFF”.
  • Mở cửa sổ và cửa ra vào: Việc này giúp khí gas thoát ra ngoài nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
  • Không bật/tắt các thiết bị điện: Tia lửa điện từ công tắc, quạt, đèn… có thể kích hoạt khí gas và dẫn đến cháy nổ. Sử dụng đèn pin để di chuyển nếu cần thiết.
  • Khóa van gas: Sau khi đã mở cửa sổ và cửa ra vào, hãy di chuyển đến nơi đặt bình gas và khóa van gas bằng cách xoay van theo chiều kim đồng hồ.
  • Kiểm tra rò rỉ: Sử dụng dung dịch xà phòng pha loãng bôi lên các mối nối của dây dẫn gas, van gas và bình gas. Nếu thấy bọt khí nổi lên, chứng tỏ có rò rỉ gas tại vị trí đó.
  • Rời khỏi khu vực: Nếu bạn không thể tự khắc phục tình trạng rò rỉ gas, hãy nhanh chóng rời khỏi khu vực và di chuyển đến nơi an toàn.
  • Gọi cứu hộ: Liên hệ ngay với nhân viên sửa chữa gas chuyên nghiệp để được hỗ trợ, nếu tình hình nghiêm trọng hơn, hãy gọi ngay cho cơ quan cứu hỏa.

Nếu bếp gas gặp lỗi mà tôi không biết cách xử lý thì tôi có nên gọi cho nhân viên sửa chữa, hay tự xử lý?

Khi bếp gas gặp lỗi mà bạn không biết cách xử lý, tốt nhất bạn nên gọi cho nhân viên sửa chữa chuyên nghiệp thay vì tự ý sửa chữa. 

Bởi vì việc tự ý sửa chữa bếp gas, đặc biệt là khi bạn không có chuyên môn hoặc kiến thức về thiết bị này, có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ, rò rỉ gas. Nếu bạn không xác định được chính xác nguyên nhân gây lỗi và sửa chữa sai cách, có thể khiến bếp gas hư hỏng nặng hơn, dẫn đến chi phí sửa chữa cao hơn. 

Bên cạnh đó, với chuyên môn và kinh nghiệm về sửa chữa bếp gas, nhân viên sửa chữa sẽ nhanh chóng xác định được lỗi và sửa chữa hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

Bài viết trên, SAKURA Việt Nam đã cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục 10 lỗi thường gặp ở bếp gas tại nhà. Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày các biện pháp sử dụng bếp gas an toàn, tránh gây cháy nổ, lưu ý sử dụng bếp gas tránh gặp lỗi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ hoặc cần tư vấn về bếp gas, hãy liên hệ với SAKURA Việt Nam ngay nhé!

Thông tin liên hệ SAKURA Việt Nam:

  • Địa chỉ: Số 30 Trà Khúc, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (84-28) 3848 7258
  • Email: sakurasupport@sakura-vn.vn
  • Website: https://www.sakura-vn.vn/

Bài viết liên quan